Trận chiến cờ Vây Mỹ-Trung


Đông Duy, October 18, 2020

Cờ vây (Vi Kỳ) là một loại cờ tối cổ ở Trung Hoa, vì vậy rất đơn giản chỉ có những quân cờ đen và trắng nhưng cách chơi có thể rất đơn giản nhưng cũng biến hoá vô cùng.

Đây là loại cờ thường thấy trên bàn cờ của những tiên ông trong hình vẽ.

Mao Trạch Đông từng tiết lộ là quan điểm chiến thuật của ông được rút tỉa từ cờ vây trong đó có những chiến thuật như “dựa rừng núi lấn đồng bằng, bao vây chia cắt, làm ung thối địa bàn đối phương với vùng xôi đậu, xây dựng căn cứ an toàn từ vùng biên …”

Truyện Kiều có một câu thơ nhắc tới cờ vây:

“Cờ Vây điểm nước”

Tại sao lại “điểm nước “ ?

Trong cớ vây, có khi vòng vây trùng điệp nhưng chỉ một bước đi có thể lật ngược thế cờ.

Điểm chính yếu của Cờ Vây là: Không có phân định thắng thua.

Bàn cờ chỉ tạm ngừng lại khi một đối thủ không thể nghĩ thêm một bước đi nào nữa nhưng nhất thiết là sẽ tuyệt đường sinh lộ nên chưa thể hay không thể tuyên bố thắng thua.

Quan niệm vận dụng chiến tranh của Hoa Kỳ ngay từ Đệ nhất thế chiến qua Đệ nhị thế chiến, Chiến tranh Triều tiên và Việt Nam đều là những cuộc chiến không cầu chiến thắng “A No win war”.

Ở Đệ nhất thế chiến với Hoà hội Versailles với 18 diểm hoà bình của tổng thống Hoa Ky Willson không phải là ép buộc một nước Đức đầu hàng nhưng phe Anh Pháp đã làm lạc đi mục đích này đưa đến Đệ nhị thế chiến.

sau Đệ nhị thế chiến Hoa Kỳ cũng không chiếm cứ nước Đức làm thuộc địa.

Tới chiến tranh Triều Tiên, tướng Mac Arthur bị cách chức vì muốn môt chiến thắng ngã ngũ khi đòi đánh thẳng sang Lục Địa.

Quan điểm chiến tranh không cầu chiến thắng này thực ra đã được Tôn Tử nói tới từ lâu và sau này chiến lược gia danh tiếng người Đức là Clausewitz phát biểu một cách khác nhưng cốt lõi vẫn tương đồng

Thực vậy, như phát biểu của Clausewitz một tướng lãnh và lý thuyết gia quân sự của Đức (nước Phổ) thì chiến tranh không phải là dành thắng thua hay vinh quang mà: “chiến tranh chỉ là sự tiếp tục của chính trị bằng một phương tiện khác.”

Khi mục tiêu chính trị đã đạt được thì không cần thết phải tiếp tục chiến tranh.

Mục tiêu chính trị là: ”kiểm soát và thống trị được mọi sinh hoạt của đối thủ từ kinh tế, chính trị và văn hoá.”

Trong quy định này thì Hoa Kỳ và Trung Hoa đang ngồi trước một bàn cờ vây.

Trên bàn cờ Vây Mỹ Trung Hoa

Tất nhiên, thế giới vẫn kỳ thị, nghi ngờ, ngay cả thù hận Trung Hoa nhưng đưới áp lực và lợi nhuận kinh tế vẫn phải quan hệ với người Tàu. Một lần nữa nhân loại lại được chứng kiến ván “cờ vây” mới đang diễn ra giữ hai cao thủ Hoa Mỹ.

Cờ vây là môn chơi không có chiến thắng hoăc chiến thắng là vào một lúc nào đó, một trong hai đối thủ không nghĩ ra được bước đi nào nữa. Cuộc chơi ngừng lại nhưng không tuyên bố chiến thắng rõ rệt.

Mao từng cho rằng toàn bộ chiến thuật của ông được rút ra từ cờ vây thí dụ như “bao vây chia cắt, dựa núi lấn đồng bằng, làm ung thối địa bàn địch với vùng xôi đậu vv.

Trong thời chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ bao vây cô lập Trung Cộng với chiến lược be bờ “containment” bằng viện trợ kinh tế, sức mạnh của đồng Dollar và chiến tranh ký gửi (proxy war) thì hiện nay Trung Hoa cũng đang tìm cách bao vây Hoa Kỳ bằng kinh tế với BRI và khá thành công khiến ngay cả những đồng minh ruột thịt của Hoa Kỳ ở Á Châu cũng như khối Euro như Đức Quốc, Pháp, Nhật, Nam Hàn tuy chưa chống đối nhưng đành lạnh nhạt dần với Mỹ vì không thể bỏ được quan hệ kinh tế với Trung Hoa.

Úc Châu trên nguyên tác là cánh tay nối dài cũa Anh Quốc, đồng minh cật ruột của Hoa Kỳ mới đây đã “bán” một hải cảng bận rộn nhất của Úc cho Trung Hoa với giá 9.7 tỷ Mỹ kim.

Ghi nhận mới nhất của đại học Sydney mức đầu tư của Trung Hoa vào Úc tuy có giảm từ 13 tỷ xuống còn 8.2 tỷ năm 2019 nhưng tính đổ đồng trong vòng 8 năm mức đầu tư của Trung Hoa vào Úc tăng 4 lần, từ 19 tỷ năm 2010 lên tới 87 tỷ năm 2018.

Quan hệ mậu dịch thường niên giữa Trung Hoa và Nhật lên tới 350 tỷ, với Nam Hàn 300 tỷ. Với Đài Loan, dù căng thẳng chính trị nhưng mậu dịch thường niên là 200 tỷ, Việt Nam trên 100 tỷ, Thái lan 200 tỷ, Indonesia 139 tỷ Mã Lai 318 tỷ.

Nhìn vào những con số mậu dịch vĩ đại nói trên sẽ thấy khó khăn của Hoa Kỳ trong việc vá lại màng lưới an ninh bao vây Trung Hoa trong khu vực Á Châu nhất là trong nỗ lực đối phó với hệ thống kinh tài mậu dịch hải ngoại của Trung Hoa mà người ta gọi là Mạng Lưới Tre (Bamboo network) kết nối bởi một hệ thống kinh tài, thương mại của Hoa kiều hải ngoại, bao gồm cả những quốc gia Châu Á vốn từng chia sẻ ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa (tương tự như Âu Châu với di sản La Hy). Đây cũng là khẩu hiệu “đồng văn đồng chủng” mà Bắc Kinh đang rao bán cho Việt Nam.

Gần cận với Việt Nam, Thái Lan là quốc gia có nhiều Hoa kiều nhất trong khu vực Đông Nam Á, (9 triệu) chiếm 14% dân số Thái.

Điều đáng nói là phần lớn người Tàu hải ngoại đều là những thương gia lớn nhỏ, nằm vai trò chủ chốt trong mọi sinh hoạt kinh tế bản địa.

Singapore với 80% là di dân Tàu. Mã lai Á có 7 triệu Hoa Kiều chiếm 25% dân số và hiện đang gia tăng mạnh với sự yểm trợ của căn cứ tiếp vận Hoa Lục.

Hoa Kiều ở Mã Lai thống trị kinh tế sứ này. Hầu như mọi đại gia, tài phú của Mã Lai đều là người Tàu. Tình trạng này từng đưa tới cuộc bạo loạn giữa người bản địa Mã Lai và Hoa Kiều năm 1969 khiến 600 người Tàu bị giết, tài sản bị đốt phá.

Indonesia cũng có 7.2 triệu Hoa kiều. Khởi đầu là những công nhân hầm mỏ được người Hoà Lan tuyển dụng (Indonesia là thuộc địa của Hoà Lan từ 1602).

Như từng thấy khắp nơi trên thế giới đây là những công nhân Trung Hoa cùng khổ bị Hoà Lan bóc lột như nô lệ, chỉ mong có đủ miến ăn vậy mà họ đã mau chóng trở thành tài phiệt nhờ một hệ thống thương mại mà ngươi Tàu gọi là Guanxi (kiểu như những bang hội ở Việt Nam).

Nguyên tắc Bang Hội này chủ trương là quyền lợi của Hoa Kiều Hải ngoại phải gói chặt trong những nhóm kinh tế măng mầu sắc địa phương để yểm trợ lẫn nhau và củng cố thị trường trong khuc vực sinh sống. Nhữgn bang hội mang mầu sác địa phương này chia vùng hoạt động , cạnh tranh nhưng không kình chống nhau và sẽ hợp tác thi cần bảo vệ cái quyền lợi chung của Hoa Kiều Hải Ngọai

Nói khác đi sự phát triển thương mại hay sinh tồn của tập thể Hoa Kiều dựa vào một màng lưới bang hội quan hệ chặt chẽ với nhau. Bang Triều Châu, bang Macao, bang Quảng Đông…vv..

Ở Indonesia cho tới 1950 hầu như mọi cơ sở tiểu thương đều trong tay Ba Tàu. Mạng lưới (bang hội) lan rộng khắp Á Châu bóp chết việc phát triển thương mại kỹ nghệ bản sứ nhất là từ khi có nguồn cung cấpvĩ đại từ Hoa lục. Đây là một thứ Mafia kinh tế mà Hoa kỳ chưa có kinh nghiệm đối phó.

Phi có 1.35 triệu Hoa Kiều, nhưng chỉ trong thời gian ba năm từ tháng giêng 2016 đến tháng năm 2018, thái độ khuất phục Trung Hoa chống Hoa Kỳ của tổng thống Duarte đã có thêm 3,2 triệu người Tàu tràn vào Phi đưới dạng công nhân trong chương trình một vòng đai một con đường (BRI). Về kinh tế, cũng cướp di công ăn việc làm của 3 triệu người Phi trong lúc móc túi người nghềo với hệ thống cờ bạc On line và ma tuý.

Dân Phi than thở “Ba Tàu tràn ngập khắp nơi, họ xâm chiếm biển Tây Phi luật Tân và bây giờ họ tràn vào chính căn hộ của chúng tôi”. Nhiều cư dân Tàu còn ngang nhiên treo biểu ngữ với cờ Trung Hoa và khẩu hiệu “Chào mừng tới Phi…một tỉnh của Trung Hoa

Ngang ngược, Trung Hoa đòi kiểm soát đảo Thị Tứ nhưng lại không giám vì Hoa Kỳ cho biết sẽ giúp Phi bảo vệ chụ quyền lãnh thổ.

Trung Hoa lớn lối đe doạ đánh chìm hàng không mẫu hạm Hoa kỳ của Hạm đội 7, sẽ tấn công nguyên tử vào những thành phố lớn của Hoa Kỳ nhưng thực chất chỉ là trò tuyên truyền nhằm khích động chủ trương quốc gia cực đoan của Tập Cận Bình. Mặt trận chính mà Trung Hoa đang có ưu thế là mặt trận kinh tế.

Với chính sách đối ngoại từ thời Trump trong chủ trương ”Hoa Kỳ Trên Hết” (American first) mang nhiều nét như chủ trương cô lập isolationist “Châu Mỹ của người Mỹ” đang làm suy yếu tư thế lãnh đạo của Hoa Kỳ. Hệ quả là thế giới lún dần sâu hơn trong thế lực tiền bạc của Trung Hoa.

Ngay từ khi được Hoa Kỳ trao trả độc lập, Phi luôn luôn là một cánh tay nối dài của Hoa Thịnh Đốn, được coi như bậc thềm đá cuối cùng trong chuỗi hải đảo chiến lược băng ngang Thái Bình Dương nối liền bờ biển phía Tây Hoa Kỳ với vùng Pacific Rim, vậy mà, tổng thống Phi Duarte công khai tuyên bố Bye Bye Hoa Kỳ để nghênh đón Trung Hoa.

Khi Hoa Kỳ ngưng bán 26 ngàn súng tiểu liên cho Phi vì lý do “nhân quyền” Duarte liên lạc ngay với Nga để mua võ khí và đốp chát: Tôi không phải là bù nhìn của Mỹ.

Ở cực Bắc của Thái Bình Dương Hàn quốc vốn có quan hệ sâu đậm đặc sắc với Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên chống Trung Cộng và sau đó vươn lên thành một cường quốc kỹ nghệ cũng nhờ sự nâng đỡ của Hoa Kỳ. Mối quan hệ gắn bó này bắt đầu có vấn đề sau khi Hoa Kỳ đòi tăng cái “giá bảo vệ” từ 923 triệu lên thành 5 tỷ để duy trì 285.000 quân Mỹ tại đây.

Đòi hỏi chia sẻ gánh nặng quân sự của Đại Hàn cũng phần nào hợp lý vì là trách nhiệm chung của hai đồng minh nhưng mặt khác duy trì một căn cứ quân sự quan trọng như Hàn Quốc cũng nằm trong nhu cầu chiến lược sinh tử của Hoa Kỳ.

Chính Trung Hoa cũng phải tìm cách thuê bao những căn cứ ở ngoại quốc như ở Djibouti, Cambodia mà nguy hiểm nhất là họ đang nhòm ngó hai căn cứ quân sự quan trong của Hoa Kỳ là Subic Bay và Clark.

Kết quả không mấy tốt đẹp là Hàn Quốc có khuynh hướng hoà giải với Bắc Hàn và đang “tiến tới” một thoả ước quốc phòng với Trung Hoa trong đó hai bên đồng ý sẽ “trao đổi song phương và hợp tác quốc phòng”. Nếu chuyện này sảy ra thì vai trò của Hoa Kỳ ở đâu.

Chương trình ”Một vành đai, một con đường (BRI)” của Tập Cận Bình phát động từ 2013 với hàng trăm công trình hạ tầng cơ sở vay vốn của Trung Hoa như hai cánh tay của con bạch tuộc ôm lấy Á Châu và Phi Châu, làm liên tưởng tới một đế quốc Mông Cổ mà sự thống trị mới của Đế quốc Trung Hoa cũng bóc lột vĩ đại không kém nhưng diễn ra dưới một hình thức mới.

Hiện đã có khoảng 60 quốc gia ít nhiều có quan hệ tới kế hoạch “Một vành đai, một con đường”. Sức mạnh mậu dịch trong hệ thống BRI dự trù sễ đạt tới 1300 tỷ vào năm 2027 và “không có Hoa Kỳ”.

Tất nhiên đây chỉ là dự phóng vì càng ngày người ta càng thấy những trở ngại trong âm mưu của Trung Hoa ẩn dấu dưới những chiêu bài hoa mỹ mô tả là “một nỗ lực nối kết và phục hưng thế giới.”

Thực tế sau 7 năm thực hiện BRI cho thấy chương trình này nội dung chỉ nhằm bành trướng quyền lực mềm của Trung Hoa lên những quốc gia nghèo ở Á Châu và Phi Châu.

Nhìn một cách tổng quát thì mục tiêu của BRI cũng tương tự như kế hoạch Marshall (Marshall Plan) của Hoa Kỳ nhằm giúp tái thiết thế giới bị tàn phá và phá sản sau Đệ nhị thế chiến. Thực chất của BRI hoặc Marshall Plan tất nhiên chỉ là giúp quân bình kinh tế của hai quốc gia này.

Sau Đệ nhị thế chiến Hoa Kỳ cần giải toả kỹ nghệ chiến tranh, chống suy thoái hậu chiến còn Trung Hoa muốn bành trướng thế lực để khống chế thị trường Á Phi, giải toả nỗi lo sợ khi “đầu ra” trên thị trường Hoa Kỳ và Tây phương bị khoá lại.

Tuy nhiên tham vọng của Tập Cận Bình quá lớn, quá tham lam và quá vội vã tạo nhiều lỗ hổng khiến toàn bộ chương trình có thể sụp đổ

(Toàn bộ Marshall Plan khoảng 13 tỷ trong lúc độ lớn của BRI lên tới 1000 tỷ dự trù còn tăng tới 1300 tỷ năm 2027).

Trung Hoa tuyên truyền rầm rộ là “Một vành đai, một con đường BRI” sẽ chiếm 60% sản lượng kinh tế của thế giới, sẽ tạo thịnh vượng cho vài chục quốc gia tham dự nhưng thực tế lại cho thấy một sự thật hoàn toàn khác.

Người ta cho rằng âm mưu của Trung Hoa chỉ là chuyện rượu cũ bình mới.

BRI của Trung Hoa thực chất chỉ là sự nguỵ trang của một chế độ thực dân hiểm độc nhằm rút ruột tài nguyên, nguyên liệu của những quốc gia nghèo đồng thời tràn ngập những quốc gia này với hàng hoá của Trung Hoa để phá hoại kỹ nghệ bản địa với những phương thức cạnh tranh bất chính, reo rắc tham nhũng hoặc tàn phá môi sinh qua những công trình xây cất đồ sộ nhưng không mang lại tiện ích thực sự ngoài việc “vỗ béo” chính những công ty quốc doanh Trung Hoa trong lúc quốc gia chủ không mấy được hưởng lợi nhuận.

Nhưng công ty xây cất hay đầu tư kỹ nghệ của Trung Hoa không sử dụng công nhân hay chuyên viên bản sứ, ngay cả vật liệu cũng đến từ Trung Hoa được tính thành những khoản nợ khổng lồ.

Nói khác đi là cho vay tiền ào ạt chỉ để nuôi kỹ nghệ Tàu, công nhân Tàu vì thế mà thủ tướng Mã Lai Mahathir, vốn có thiện cảm với Trung Hoa đã phải nói: “Cung cách và Thái độ của Trung Hoa thiên về một thế lực độc tài. Họ thi triển sức mạnh (quân sự và kinh tế) một cách trơ trẽn để bành trướng ảnh hưởng trên các quốc gia Đông Nam Á.

Đây đích thị là một loại “thực dân mới” đang tạo thị trường tiêu thụ. Đầu tư của BRI không mang lại công ăn việc làm có nền móng giá trị cho quốc gia chủ do đó đường dài chỉ tạo hậu quả là ảnh hưởng của Trung Hoa tràn lấn trong mọi sinh hoạt quốc gia.

Nhiều quốc gia hiện không thể thanh toán các món nợ đã trở thành con nợ dài hạn và đành chịu áp lực của Trung Hoa. Thí dụ phi trường quốc tế Mattala Rajapaksa dự trù dóng tiếp 1 triệu hành khách một năm cho đến nay vẫn chưa có hành khách nào nhưng Sri Lanka nợ Trung Hoa 190 triệu.

Để trừ nợ nên Srilanka đành phải cho Trung Hoa thuê bao hải cảng Hambatota trong 99 năm tương tự như việc muốn thuê bao 99 năm những đặc khu ở Việt Nam, ở Lào và Cam Bốt.

Trung Hoa rút kinh nghiệm cho thấy là sau 99 năm dưới sự quản trị của người Anh, khó mà Hong Kong có thể hội nhập 100% với đại lục như một quốc gia. Âm mưu tầm ăn lá của Trung Hoa tại những quốc gia nhỏ chậm tiến cũng tương tự như vậy.

Không những thế đầu tư của Trung Hoa trong “một vòng đai một con đường, ” chỉ chú mục vào cầu cống, đương xá, không hải cảng, bất động sản mà mục đích chính chỉ nhằm chuẩn bị khu vực Đông Nam Á thành một thị trường thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá Trung Hoa giống như những thị trường thuộc địa trước đây.

Trung Hoa đang nắm ưu thế phát triển trong lúc không hề có thiện tâm giúp phát triển kinh tế nền móng của những quốc gia chủ khiến các quốc gia than gia BRI chìm sâu trong cái bẫy công nợ và càng ngày càng bị đè nén lệ thuộc vào bệnh nghiền “made in China”.

Thế tiến công của Trung Hoa không có nghĩa là Hoa Kỳ đã thua cuộc vì phần lớn những quốc gia trên thế giới, kể cả khu vực Á Châu, Tiểu Á đều e ngại về tham vọng bành trướng, áp đảo quân sự, kinh tế của Trung Hoa .

Người ta tiên đoán là cung cách tung tiền dụ dỗ các quốc gia nghèo rơi vào cái bẫy nợ nần mà không phát triển được kinh tế, cuối cùng BRI có thể sẽ sụp đổ khi con nợ không trả nợ mà còn trở thành thù nghịch Trung Hoa.

Vẻ như thất thế, nhún nhường của Hoa Kỳ trong những năm qua thật ra không hẳn là một thua thiệt vì đơn giản là Hoa Kỳ vẫn nắm được cái yếu huyệt của Trung Hoa.

Những cuộc đầu tư thiếu nghiên cứu, vô bổ, bừa bãi không nhằm phục vụ quyền lợi của quốc gia chủ cũng có thể mang lại nguy hại cho Trung Hoa vì nếu quốc gia chủ hoặc không quản trị tốt, hoặc dự án không thích đáng với nhu cầu kinh tế, không mang lại lợi nhuận, đưa đến việc quốc gia chủ nhà không trả được nợ đúng hẹn (default) buộc phải khai phá sản, đành quỵt nợ, hoặc chủ nợ chịu thua lỗ phải tha nợ.

Không như nợ cá nhân mà chủ nợ có thể siết tài sản. Hiện chưa có luật quốc tế nào về việc một quốc gia khai phá sản vì đầu tư quốc tế là một thứ vay nợ không có bảo đảm (unsecured loan). Như đi buôn được ăn thua chịu.

Thí dụ năm 2001 sau sau khi không trả được khoản nợ 81 tỷ, Argentina điều đình xin xoá 2/3 tiền nợ ngoại quốc. Năm 2012 Hy Lạp được giảm nợ 50%.

Vội vã bành trướng với những khoản đầu tư khổng lồ hoành tráng nhưng vô ích (pink elephant), không đáp ứng đúng nhu cầu và bất kể đến quyền lợi của quốc gia chủ, chỉ nhắm mục tiêu mở đường cho việc thống trị thị trường Đông Nam Á và Phi Châu, Trung Hoa có thể bất ngờ lâm vào tình trạng bị vỗ nợ như Ghana năm 2012 hoặc nếu sảy ra chiến tranh làm đảo lộn cung cầu.

Trước sức tiến công kinh tế của BRI, có những nhận xét cho rằng Hoa Kỳ đã sai lầm khi chỉ chú ý tới tương quan lực lượng quân sự mà lơ là trong diện kinh tế.

Cũng có nhận xét ngược lại cho rằng Hoa Kỳ không cần quan tâm về việc Trung Hoa tung tiền đầu tư vào hạ tầng cơ sở ở Á Châu, Phi Châu và khu Eurasia vì về đường dài tình trạng này sẽ tạo hậu qủa là giúp triển khai chính thế lực kinh tế của Hoa Kỳ.

Phát triển hạ tầng cơ sở trong khu vực Âu Á qua BRI mang lại nhiều lợi lộc tương lai vì sẽ chuyển tải hàng hoá và văn hoá giữa hai đại lục Âu Á.

Thí dụ tuyến đường hoả xa từ Chongquing (Tây Nam Nam Trung Hoa phía Bắc Vân Nam) tới Duisberg Germany Đức sẽ tái lập mạch máu giao lưu văn hoá, kinh tế giống như con đường tơ lụa trong những thế thế kỷ trước .

Tất nhiên các quốc gia Âu Châu vẫn không quên cảnh giác về sự nguy hiểm của Trung Hoa nhưng mặt khác lại cho rằng một quan hệ mật thiết về kinh tế và chính trị sẽ làm loãng đi ảnh hưởng của Trung Hoa trong khu vực khi hệ thống giao thông Âu Á phát triển

Một cuộc cạnh tranh văn hoá kinh tế trong tân thế kỷ cũng sẽ diễn ra theo những tuyến đường thuỷ bộ và diễn tiến này thực ra cũng nằm trong cái Đại Chiến Lược của Hoa Kỳ (grand trategy) đó là thiết lập một trật tự mới (New world order) trong đó Hoa Kỳ không cần phải trực tiếp can thiệp khắp nơi như trước đây mà ổn định của thế giới sẽ có được nhờ những quân bình đa trục (multi polar balance), gồm những khối thế lực nhỏ liên kết nhưng không thế lực nào quá mạnh để nội lên trong thế áp đảo, khống chế bá quyền (Hegemony)

Trung Hoa trái lại cũng có âm mưu thiết lập một “trật tự mới do Trung Hoa làm chủ tể như phát biểu của Tập Cận Bình:

“Đã đến lúc chúng ta giữ vai trò trung tâm của thế giới và đóng góp lớn hơn cho nhân loại! chế độ dân chủ xã hội của Trung Hoa là một nền dân chủ chân thật và hữu hiệu nhất thế giới!”

Ngay sau đó, ngoại trương Hoa Kỳ Rex Tillerson phản bác lại liền khi nói thẳng:

Trung Hoa là một xã hội phi dân chủ, hành động ngoài khuôn khổ những tiêu chuẩn quốc tế, như đã thấy những gì sảy ra ở biển Nam Hải. Hoa kỳ sẽ không nhượng bộ trước những hành động khuynh đảo chủ quyền lãnh thổ của những quốc gia lân bang với Trung Hoa, gậy hại cho Hoa Kỳ và bạn bè.

Hoa Kỳ cũng muốn thiết lập một trật tự mới. Trong trật tự mới này, phía Hoa Kỳ với ưu thế khoa học kỹ thuật, kinh tế từ sau hai cuộc thế chiến sẽ có lợi lớn trong sự phát triển kinh tế toàn cầu nhất là trong khu vực đang bùng vỡ kinh tế bên kia bờ Thái Bình Dương (Pacific Rim) khi thế lực Trung Hoa suy yếu dần.

Cuộc chiến kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa chỉ mới bắt đầu. Giai đoạn kế tiếp, cái thòng lọng thương chiến trade war sẽ dần siết chặt hơn trong lúc Hoa Kỳ và đồng minh nỗ lực xây dựng một tuyến tiếp liệu mới vòng quanh hai bờ của Thái Bình Dương (PC16 và Mity-5).

Đó sẽ là diễn tiến hình ảnh thế giới trong thế kỷ 21. Á châu sẽ là đợt phản công đầu tiên của Hoa Kỳ.

Tiên liệu, ở cao điểm của Trade War là cấm vận, kinh tế Trung Hoa sẽ đổ vỡ, những xung khắc nội tại trên đại lục Á Châu đưa tới những rối loạn chính trị và xã hội cũng sẽ bùng nổ ở nhiều khu vực trên lục địa Trung Hoa và những khu vực vòng đai kim cô như Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương , Mông cổ vv.

Hồng Kông chỉ là một hình ảnh minh hoạ.

Như dự kiến của Napoleon hay Churchill, sau khi bị vỡ ra làm nhiều mảnh, với nhiều quốc gia độc lập hay tự trị ra đời trên lục địa Á Châu, con khủng long đỏ sẽ bị khống chế.

Toàn thể khu vực Á Châu, vùng Eurasia với hạ tầng cơ sở do Trung Hoa đang nỗ lực gây dựng gây dựng sẽ trở thành một thị trường vĩ đại được dọn sẵn cho Hoa Kỳ và Tây Âu trong một vài thập niên. Chính khu vực này cũng sẽ vươn lên thành một tập thể “đối lực kinh tế và quân sự” của Trung Hoa.

Một khi Trung Hoa của Hán tộc không còn khả năng tấn công và bành trướng kinh tế nữa sẽ phải hành xử ngoan ngoãn, phải phép hơn trong cộng đồng thế giới nhất là khi các quốc gia Đông Nam Á đã có khả năng cạnh tranh kinh tế và đạt mức phát triển khoa học kỹ thuật ngang ngửa.

Bình đẳng sẽ đạt được khi có đồng đẳng, có đồng đẳng thế lực sẽ có ổn định và hoà bình.

Ý định của Trung Hoa muốn khống chế toàn thể khu vực Eurasia như Thành Cát Tư Hãn sẽ thất bại vì trong tương lai phát triển kinh tế, khu vực này sẽ ở trong một tình trạng “đa trục” với thế lực quân bằng giữa những nước lớn như Trung Hoa và khối liên kết của những nước nhỏ.

Tất nhiên, kịch bản một trận chiến nóng ngắn và tàn bạo như dự trù của Rand Corporation cũng là chuyện có thể sẩy ra mà kết quả chung cuộc vẫn phải là một nỗ lực liên tục để đưa tới sự thay đổi chế độ (regime change) tại Trung Hoa Lục địa đồng thời với sự thành lập nhiều tiểu quốc.

Một số quốc gia bị Trung Hoa cưỡng chế sẽ thu hồi độc lập.

Như vậy, Hoa Kỳ và Âu Châu không cần triệt hạ ngay BRI vì với cung cách đầu tư tham lam, ích kỷ và vô trách nhiệm như hiện nay của Trung Hoa BRI sẽ thất bại và còn tạo hậu quả ngược lại khi Trung Hoa suy yếu, bể vỡ hoặc bị các quốc gia quỵt nợ.

Cảm quan chống Trung Hoa hiện đang gia tăng trong nhiều quốc gia nghèo tham dự BRI từ Mã Lai, Maldives, Sri Lanka.

Điển hình là vụ Maldives một đảo quốc ở phía Nam của Ấn Độ có ý điều đình với Trung Hoa để giải quyết món nợ 3.2 tỷ.

Lập tức Hoa Kỳ và Ấn Độ ủng hộ quỹ tiền tệ quốc tế giúp giải toả món nợ này với điều kiện là Maldives phải từ chối những khoản tiền cho vay thiếu thành thật, thiếu lương thiện của Trung Hoa.

Nói chung đó là công tác gỡ những quốc gia ngèo khỏi mong vuốt kinh tế của Bắc Kinh.

Mục tiêu giải cứu những quốc gia nghèo khỏi móng vuốt kinh tế của Bắc Kinh không thể đạt được kết quả đơn thuần với viện trợ kinh tế bố thí như từng thấy trong cuộc chiến tranh lạnh trước đây vì nó sẽ đẩy các quốc gia nhận viện trợ trong tình trạng sống tầm gửi và càng không có khả năng đề kháng Trung Hoa.

Nói khác đi, cung cách “viện trợ để tạo nhưng bù nhìn tay sai” sống lệ thuộc vào Hoa Kỳ như trước đây không còn hiêu quả nữa vì tương lai là một cuộc chiến chủ yếu về kinh tế, những quốc gia đứng về phe Hoa Kỳ cần phải có sức mạnh kinh tế cơ hữu như là thứ võ khí chính yếu chống lại Trung Hoa. Sức mạnh quân sự chỉ là phụ diễn.

Trong chiều hướng này, ưu tiên trong “đại chiến lược” (grand trategy) của Hoa Kỳ không còn ở Trung Đông mà quay về Á Châu là khu vực tiếp cận với Trung Hoa.

Á Châu là nơi thể hiện tầm mức quan trọng về sức mạnh địa dư chính trị của Hoa Kỳ qua sức mạnh kinh tế mà không phải về quân sự.

Trung Hoa không thể thắng Hoa Kỳ về sức mạnh quân sự nhưng Hoa Kỳ có thể thua về kinh tế và khả năng bành trướng uy lực mềm văn hoá, kinh tế.

Phải làm thế nào để những quốc gia ngèo, chưa phát triển trở thành những đối thủ kinh tế có khả năng, hoàn toàn độc lập với ảnh hưởng của Trung Hoa, đồng thời cũng trở thành mhững người bạn và một nhà máy hậu cần cần thiết cho kỹ nghệ và thương mại cao cấp của Hoa Kỳ thay thế được vai trò tiếp liệu sản phẩm dân dụng của Trung Hoa suốt 40 năm qua.

Khởi điểm mức quan trọng của chiến lược phản công trong trận giặc kinh tế sẽ bắt đầu từ Đông Nam Á và đặc biệt sẽ khởi đầu từ Việt Nam.