“Thành quả tốt nhất trong nghệ thuật chiến tranh là chiếm giữ toàn bộ một quốc gia còn nguyên vẹn. Làm tan nát, tiêu huỷ quốc gia đối thủ không phải là một kết quả tốt đẹp. Bắt giữ trọn vẹn một quân đội, nắm bắt được một chế độ … tốt hơn là tiêu diệt nó. …” — Tôn Tử
Điều tiên quyết và không thể quên là Hoa Kỳ không muốn và không có lợi gì trong việc tiêu diệt Trung Hoa nhưng…nhất thiết cũng không thể cho phép Trung Hoa thoán nghịch ngôi vị số một của mình. Trung hoa phép cạnh tranh trong “khuôn khổ” tức là làm ăn theo luật chơi quốc tế và trong vòng kiềm toả của Hoa Kỳ.
Nhận định này trái ngược với quan điểm của chủ tịch viện nghiên cứu quan hệ quốc tế của Trung Hoa là một cơ quan thuộc bộ an ninh quốc gia Trung Hoa, theo đó,… vai trò độc tôn của Hoa Kỳ đang thoái trào: *“Trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương vai trò thống trị của Hoa Kỳ về chính trị và quân sự cần phải điều chỉnh. Sự điều chỉnh này không có nghĩa là phải hi sinh quyền lợi của Hoa Kỳ.“**
Những trở ngại chỉ sẩy ra nếu Hoa Kỳ khăng khăng đòi giữ mãi ngôi vị ăn trên ngồi trước của mình. Đòi Trung Hoa mãi mãi nằm dưới sự khống trị của Hoa Kỳ là chuyện bất bình thuờng. Không thể có lý do để biện minh cho việc duy trì mãi mãi tư thế áp đảo này.”
Đây là giấc mơ của Trung Hoa nhưng Hoa Kỳ có cho phép Trung Hoa mua giấc mơ tốn kém này không là điều có thể thấy trong sự khẳng định của Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Mattis: “Khu vực Indo-Pacific không chỉ có một mà có nhiều vành đai, nhiều con đường” “Cũng không nên (nhận định) nhầm lẫn (make no mistake). Hoa kỳ có mặt tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là để ở lại vĩnh viễn. Cũng có một yếu tố khác không thể bỏ ra ngoài mọi xuy luận đó là không chỉ riêng Hoa Kỳ và Trung Hoa muốn tránh việc phải trực diện đánh nhau mà cả thế giới đều không muốn thấy điều mà Rand corporation gọi là : chuyện không thể tưởng tượng được “the un thinkable”.
Tuy nhiên người ta cũng sợ rằng nếu chiến tranh trì hoãn lại, chỉ sẩy ra trong một hai thập niên tới mà Hoa Kỳ mà không có biện pháp thích nghi nào để ngăn chặn ngay từ bây giờ thì với đà bành trướng quân sự, kinh tế hiện hữu, sức mạnh của Trung Hoa sẽ ngang ngửa với Hoa Kỳ.
Lịch sử cho thấy khi hai thế lực cạnh tranh quyền lợi mà không bên nào có ưu thế rõ rệt thì rất dễ xẩy ra chiến tranh.
Ước tính của Rand là trong khoảng thời gian từ 2015-2025 với mức tiến bộ hiện nay về kỹ thuật chiến tranh, khả năng ngăn chặn từ chối xâm nhập (A2AD) và tấn công vệ tinh ngoại tầng không gian, sẽ quy định diễn tiến của chiến tranh. Trung Hoa đang triển khai rất nhanh về những địa hạt này.
Quan điểm chiến tranh nhân dân của Mao (ở thể thủ, phản công đúng thời cơ) đang nhường bước cho quan điểm “chiến tranh tận diệt” của giới quân sự Trung Hoa hiện nay, tức là muốn chuyển sang thế tấn công, dùng võ lực giới hạn với những khu vực tranh chấp trong vùng.
Trong tương quan lực lượng, nếu phía Hoa Kỳ không duy trì được một ưu thế tuyệt đối, thì sẽ không thể đạt một chiến thắng dứt khoát bằng quân sự ngay từ phút đầu.
Một hệ luận từ nhận định trên cho thấy là để tránh kịch bản chiến tranh tay đôi, và toàn diện kéo dài, gây nhiều đổ nát cho cả hai phía, Hoa Kỳ phải bằng mọi cách kìm hãm thế lực đang lên của Trung Hoa.
Bằng cách nào?
Hiện nay cho thấy có những dấu hiệu là Hoa Kỳ đang dàn dựng một cuộc chiến mà mục tiêu thuận theo lời khuyên của Tôn Tử tức là làm sao để “chiếm được nguyên vẹn, một nước Trung Hoa”
“Thành quả tốt nhất trong nghệ thuật chiến tranh là chiếm giữ toàn bộ một quốc gia còn nguyên vẹn. Làm tan nát, tiêu huỷ quốc gia đối thủ không là một kết quả tốt đẹp. Bắt giữ được trọn vẹn một quân đội, nắm bắt được một chế độ…tốt đẹp hơn là tiêu diệt nó…”
Mục tiêu này thật ra chẳng có gì mới lạ vẫn chỉ là thực thi một cuộc chiến tranh ký gửi (proxy war), một cuộc chiến có giới hạn, và kiểm soát được.
Đây là môt cuộc chiến be bờ vây hãm và lũng đoạn đối phương với những quốc gia bao quanh biên cương của đối phương.
Tiếp đó là một cuộc chiến tiêu hao (attrition war), được xuất cảng qua một đối tượng hay quốc gia trung gian, dưới nhiều hình thức gây rối, tạo bất ổn, hoặc chiến tranh tốn kém về chi phí quân sự.
Đối phương sẽ kiệt quệ hay xuy yếu về kinh tế đưa tới bất ổn cai trị nội bộ, kết quả là làm sụp đổ chế độ (regime change) qua những cuộc nổi dậy của quần chúng được bên ngoài yểm trợ, dựt dây hoặc những thế lực đối trọi tạo nội chiến.
Chiến tranh Ký gửi (Proxi war) xuất hiện dưới những tên gọi khác nhau như chiến tranh nổi giậy, chiến tranh giải phóng, chiến tranh nhân dân vv..nhưng định nghĩa căn bản là một cuộc chiến được chủ động khơi dậy, yểm trợ, thúc đẩy từ một thế lực bên ngoài lãnh thổ một quốc gia mà mục đích ẩn giấu là phục vụ cho ý muốn của thế lực ngoại nhập.
Vì thế, chiến tranh ký gửi (proxi war) thường phải che dấu dưới những nhân danh như tôn giáo, giải phóng, quyền lợi dân tộc, độc lập, ý thức hệ chính trị vv…Thí dụ Phát sít Đức chống Cộng Sản, Cộng sản chống Tư bản, chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ yểm trợ cho tổ chức Mujiahideen (thánh chiến) của Afghanistan chống Nga. Kết quả Nga tốn nhiều ngàn nhân mạng và nhiều tỷ chiến phí tạo yếu tố quan trọng trong sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết.
Proxi war thịnh hành xuốt thời chiến tranh lạnh , từ Triều Tiên tới Việt Nam, Conggo, Trung Đông làm nhiều triệu người vong mạng nhưng những quốc gia chủ mưu với võ khí nguyên tử không tàn sát lẫn nhau, không đưa tới đệ tam thế chiến.
Gần nhất là những cuộc chiến tranh ký gửi giữa Saudi Arabia và Iran, cuộc nội chiến tại Syria, Yemen. và trong tương lai biết đâu không là Tây Tạng, Mãn Châu vv.
Có một điều khác biệt:
Những cuộc chiến tranh ký gửi trong tương lai vẫn liên tục sẩy ra nhưng …său chiến tranh Việt Nam, rút kinh nghiệm Afganistan thì hiện nay Hoa Kỳ chủ trương là sẽ không trực tiếp tham chiến.(no boot on the ground) Đối với vấn đề Trung Hoa, những chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh ký gửi đã bắt đầu với công tác cô lập và tạo kể thù cho Trung Hoa
Bắt đầu bằng việc triệt tiêu kinh tế của Trung Hoa qua cuộc chạy đua võ trang đồng thời đồng thời là những biện pháp chế tài mậu dịch như đã thấy trong việc tăng 25% thuế trên 60 tỷ hàng hoá Trung Hoa, đe doạ sẽ tăng lên 300 tỷ hay toàn diện hàng Made in China, ngăn chặn và trừng phạt việc thất thoát kỹ thuật qua việc ép chuyển giao công nghệ và qua ngả những trung tâm nghiên cứu đại học, áp lực cấm vận toàn cầu vv..
Những biện pháp này sẽ gia tăng dần trong tương lai để kìm hãm sự phát triển của Hoa Lục vì như phân tích của Rand Colrporation thì khủng hoảng kinh tế nhất là trong một cuộc chiến kéo dài sẽ đưa tới những bất ổn chính trị, khuyến khích những khu vực đòi ly khai mà kết quả là làm sụp đổ chế độ như đã thấy trong chiến tranh lạnh trước đây. Nga Sô đã thua và khánh kiệt trong cuộc chạy đua võ trang.
Biện pháp này có thể không hữu hiệu lắm đối với những quốc gia ngèo như đã thấy Hoa Kỳ phong toả cấm vận Iran từ său khi quốc vương ba tư Shah of Iran bi lật đổ hay trong cuộc cấm vận Việt Nam trên 10 năm, nhưng với một nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và một đại quốc gia gần 2 tỷ con người thì hệ quả lại hoàn toàn khác.
Với khả năng thương mại của người Tàu sự lan toả và ảnh hưởng quyền lực mềm của Trung Hoa trên toàn thế giới như hiện nay thì việc phong toả của Hoa Kỳ có thể sẽ khó thực hiện hơn vì sẽ tạo nên những áp lực quốc tế buộc Hoa Kỳ phải dừng lại ở một mức độ nào đó của Trade War.
Tuy nhiên, khong thể quên là với một nền kinh tế 2294 ngàn tỷ (trillion) như Trung Hoa hiện nay chỉ cần mất một khách hàng nhỏ như Việt Nam hay Nhật Bản cũng đủ gây khủng hoảng nói gì đến một khách hàng chính yếu là Hoa Kỳ hay khối Tây Phương.
Những quốc gia Tây Phương và nhiều quốc gia khác vì quyền lợi nhất thời, vì áp lực kinh tế có thể nghiêng về Trung Hoa nhưng hiển nhiên không muốn dưới sự lãnh đạo của Trung Hoa và ở giai đoạn quyết liệt khi phải chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa
Kìm hãm sự phát triển của Trung Hoa chưa đủ vì nếu ngày hôm nay người ta lo lắng và tìm mọi cách để giải thể khả năng tấn công nguyên tử của cái quốc gia tí hon nghèo đói Bắc Hàn thì người ta càng không thể chấp nhận một “Đại Lục Trung Hoa” với truyền thống bành trướng bá quyền, có răng nguyên tử và một chế độ độc tài cai trị.
Trong mắt nhìn của Tây phương, cái “hiểm hoạ da vàng” trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết với 1.5 tỷ dân Tầu, với một lực lượng quân sự đứng hàng thứ nhì trên thế giới mà quyền lực và mọi quyết định năm trong tay một người duy nhất.
Sự nguy hiểm của Trung Hoa càng gia tăng nếu để người Tàu khống chế được toàn bộ khu vực biển Đông với những tài nguyên mới được khám phá. Dứt khoát, tham vọng bá quyền của Trung Hoa nếu không ngăn chặn ngay từ bây giờ thì sẽ không thể ngăn chặn được nữa trong tương lai gần. Trận chiến mậu dịch chỉ là mở đầu cho một trận chiến nóng hơn sẽ diễn ra ngay trên đại lục Trung Hoa.