Trong lúc Việt Nam vùng vẫy thoát hiểm thì ở Hoa Lục, với Đặng Tiểu Bình, con khủng long Trung Hoa một mặt che đấu nỗ lực gây dựng sức mạnh quân sự nhưng bành trướng mãnh liệt về thương mại chính yếu là với Hoa Kỳ.
Trong giai đoạn từ 1975 tới hiện nay, Hoa Kỳ vẫn cho Trung Hoa được hưởng ưu tiên “tối Huệ quốc” (Most favored Nation). Trong quy chế này, Trung Hoa được những lợi thế mậu dịch giữa hai nước thí dụ mức thuế nhập cảng thấp, mức giới hạn nhập cảng thấp đối với mọi sản phẩm made in China. Hoa Kỳ cũng tạm thời hưởng lợi qua quan hệ mậu dịch ngày một gia tăng giữa hai nước vì quần chúng Hoa Kỳ được mua những món hàng gia dụng công nghệ thấp từ Trung Hoa với giá rẻ mạt trong lúc Hoa kỳ chú mục vào những sản phẩm công nghệ cao
Chế độ “tối huệ quốc” dành cho Trung Hoa trong 40 năm qua làm cán cân mậu dịch bắt đầu thiên lệch dần về phía Trung Hoa và đến 2015 mức sai biệt đã đạt một con số kinh khủng là 375.7 tỷ mỹ kim năm 2017. Lý do là những công ty trên đất Hoa Kỳ thấy rõ mối lợi trong việc gửi nguyên liệu, phụ tùng và các sản phẩm made in USA sang Trung Hoa để lắp ráp với tiền công thợ rẻ mạt sau đó lại tái nhập cảng vào Hoa Kỳ nhưng với nhãn hiệu Made in China và được hưởng quy chế ưu đãi mậu dịch. Cung cách này khiến giới tư bản vẫn được lời nhiều hơn vì cho đến thời Clinton thì Trung Hoa vẫn được hưởng quy chế “tối huệ quốc “ (most-favored nations) tức là hàng nhập cảng được hưởng chế độ thuế khoá ưu đãi.
Để hàng hoá của Trung Hoa hấp dẫn giới tiêu thụ, người Tàu còn hạ giá đồng Quan (Yuan) xuống khiến hàng hoá nhập cảng made in China rẻ như bèo, các công ty Mỹ không cạnh tranh nổi. Muốn cạnh tranh các công ty Hoa Kỳ cũng phải hạ giá sản phẩm bằng cách gia công, thuê lắp ráp ở nước ngoài nhất là xài công nhân Trung Hoa khiến nạn thất nghiệp ở Mỹ càng trở nên trầm trọng. Các ngành kỹ nghệ hay sản phẩm sản xuất xuất tại nội địa Hoa Kỳ giảm 34% trong giai đoạn từ 1998 tới 2010. Với quảng đại quần chúng Hoa Kỳ thì sự thâm thủng mậu dịch và nón nợ Trung Hoa gia tăng có vẻ như không ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vì trong thực tế quần chúng lại được mua rất nhiều mặt hàng Made in China với giá rẻ mạt.
Thâm thủng mậu dịch đã lên quá cao, tận dụng bóc lột sức lao động rẻ mạt của 1.5 tỷ con người, Trung Hoa dư rất nhiều tiền và bắt đầu dùng nó đầu tư vào công khố phiếu Hoa Kỳ (một hình thức cho vay dài hạn với lãi suất thấp. Tất nhiên người Tàu cũng hiểu rằng khoản nợ của Hoa Kỳ sẽ kín đáo được sử dụng như một áp lực chính trị để đạt những yêu sách trên nhiều khu vực địa dư chính trị (geopolitics) trên thế giới mà không bị sự cản trở của Hoa Kỳ.
Trung Hoa ngày một hung hăng hơn từ său vụ ngang nhiên chiếm Hoàng sa của Việt Nam bằng võ lực và đến thời Tập cận Bình là “giấc mơ Trung Hoa”. Kể từ đây, Hoa Lục không cần giấu diếm gì nữa về tham vọng của mình. Đường lưỡi bò ở biển Đông là một thí dụ điển hình. Toàn bộ khu vực này là một tuyến hàng hải quốc tế sinh tử cho vùng Á Châu Thái Bình Dương trong những năm trước Hạm đội 7 và bộ chỉ huy Thái Bình Dương (Cincpac) mặc tình hoạt động nhưng hiện nay đang gập sự thách thức của Trung Hoa khi Hoa Lục ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này.
Khi mãi lực và giá trị của đồng Dollar xuống, mặt khác với trữ kim dollar thặng dư trong tay, Trung Hoa tiếp tục mua công khố phiếu của Mỹ để giúp giữ vững giá trị đồng dollar (một cách cho vay nợ để bảo kê giá trị đồng Dollar). Tới cuối năm 2016 thì ngân khố Hoa Kỳ đã nợ Trung Hoa 1151 Tỷ (1.3 trillion). Vì giá trị của đồng Quan Kim bị nổi trôi theo đồng Dollar nên Trung Hoa cũng đang âm mưu biến đồng “Quan” thành bản vị tiền tệ thế giới thay đồng Dollar.
Với khoản cho vay nợ ngày một lớn, Trung Hoa không chỉ áp lực Hoa Kỳ về chính trị mà còn giữ giá trị của đồng Quan thấp khiến hàng nhập cảng từ Trung Hoa sẽ rẻ như bèo. Tuy nhiên giới tiêu thụ Hoa Kỳ vẫn bằng lòng với chuyện này khi mua những món hàng nhật dụng ở các tiệm 99 cents hay Wallmart với giá cực rẻ. Nếu Trung Hoa đòi nợ bằng cách bán khoản công khố phiếu trong tay sẽ làm lãi xuất gia tăng kéo theo sự trì trệ kinh tế của Hoa Kỳ.
Trung Hoa cũng có thể làm áp lực với Hoa Kỳ vì nếu họ đột nhiên đòi nợ hay ngừng mua Công Khố Phiếu Hoa Kỳ, hay ào ạt bán công khố phiếu thì sẽ tạo nên sự khủng hoảng lòng tin nơi giá trị bảo chứng của đồng Dollar mà cho đến nay vẫn là thứ bản vị duy nhất và an toàn của thế giới.
Nếu Trung Hoa đột nhiên đòi nợ thì giá trị của đồng Dollar sẽ xuống dốc tức thời ngay cả tín dụng ở đồng tiền này sẽ sụp đổ. Nếu chuyện này sẩy ra sẽ tạo ngay một cuộc khủng hoảng kinh tế và tiền tệ toàn cầu tương tự như cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929.
Trong thực tế, chuyện này khó sảy ra vì Trung Hoa sẽ là nạn nhân đầu tiên khi chính tài sản trữ kim dollar mà họ đang tích trữ bị mất giá. Để ngăn ngừa chuyện này Trung Hoa tiếp tục phải “nuôi nợ” tức là tiếp tục mua công khố phiếu Hoa Kỳ. Như câu nói của bất hủ của tỷ phú dầu hoả J. Paul Getty: “nếu bạn nợ nhà băng $100.000 thì kinh tế cá nhân của bạn có vấn đề nhưng nếu bạn nợ nhà băng 100 triệu thì đó lại là khó khăn của chính nhà băng”.
Chủ nợ Trung Hoa tiếp tục phải nuôi con nợ Hoa Kỳ để đồng Dollar không vỡ nợ nhưng mặt khác họ cũng không quên tạo áp lực kín đáo nhưng kiên trì để bành trướng thế lực mà không bị Hoa Kỳ cản trở. Trong thế dằng co này, cho đến nay thì Hoa Kỳ vẫn nắm ưu thế, đồng dollar vẫn là bản vị chính của mậu dịch thế giới vì Hoa Kỳ chủ động trong việc định giá đồng bạc, chủ động trong việc in “bạc giả”.
Mới nhất đây Trung Hoa cũng đang âm mưu tìm cách cho đồng “Quan kim-Yuan” thay thế đồng Dollar. Dầu hoả là máu huyết của kỹ nghệ. Trung Hoa hiện là quốc gia đứng đầu về nhập cảng dầu khí và họ đang vận động, ngay cả áp lực để các quốc gia bán dầu chấp nhận trả bằng đồng Yuan. (Nga đã đồng thuận trong đề nghị nhận trả tiền mua đầu và khí đốt bằng đồng Quan). Nếu chuyện này thành công trên toàn thế giới thì có nghĩa là chấm dứt việc xử dụng đồng Dollar-dầu hoả (petrodollar) như là trữ kim bản vị của thế giới.
Nhìn về thế chiến lược quốc tế nếu Trung Hoa thành công trong âm mưu hạ bệ đồng Dollar thì đó chính là lưỡi giao đâm thẳng vào trái tim Hoa Kỳ.
Nói khác đi là hạ bệ vai trò của đồng Dollar. Hình Mao sẽ thay thế hình ông Washington trong túi tiền của mọi người. Sức mạnh kinh tế cũng phải đi đôi với sự bảo đảm an ninh và uy lực quân sự nên song hành với thịnh vượng kinh tế, Trung Hoa sau nhiều năm “che dấu sức mạnh” theo chủ trương của Đặng Tiểu Bình đã tới lức không cần “long tiềm hổ phục” nữa, mà bắt đầu công khai bành trướng thế lực quân sự để hậu thuẫn cho sự bành trướng kinh tế và chính trị.